Thanh Hóa còn được gọi là xứ Thanh, là tỉnh nằm cực bắc miền Trung Việt Nam và là tỉnh lớn về cả diện tích lẫn dân số, cụ thể đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số so với các tỉnh trực thuộc nhà nước. Thanh Hóa cũng là một trong những địa điểm sinh sống đầu tiên của người Việt cổ. Hãy cùng bản đồ tỉnh Thanh Hóa cùng tìm hiểu vùng đất anh hùng này.
Bản đồ tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hóa là tỉnh chuyển tiếp giữa miền bắc và miền Trung Việt Nam trên nhiều phương diện như hành chính, địa chất, khí hậu, ngôn ngữ,…
– Vị trí địa lý:
Vị trí địa lý của Thanh Hóa được miêu tả chi tiết trên bản đồ tỉnh Thanh Hóa. Phía bắc giáp ba tỉnh miền bắc (Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình), phía nam và tây nam giáp với tỉnh Nghệ An, phía tây giáp quốc gia Lào với đường biên giới 192km, phía đông Thanh Hóa mở ra phần giữa của vịnh Bắc Bộ với đường bờ biển dài hơn 102km.
– Về địa hình:
Địa hình Thanh Hóa được chia làm 3 vùng: đồng bằng ven biển, trung du và miền núi. Bản đồ tỉnh Thanh Hóa cho thấy địa hình nghiêng từ tây bắc xuống đông nam. Ở phía tây bắc, có những đồi núi cao trên 1.000 m đến 1.500 m thoải dần, kéo dài và mở rộng về phía đông nam. Đồi núi chiếm 3/4 diện tích của cả tỉnh, tạo tiềm năng lớn về kinh tế lâm nghiệp, lâm sản với nguồn tài nguyên phong phú. Dựa vào địa hình có thể chia Thanh Hóa ra làm các vùng miền như sau:
-Miền núi, trung du: Miền núi và đồi trung du chiếm hầu hết diện tích của tỉnh Thanh Hóa
-Miền đồi núi chiếm 2/3 diện tích Thanh Hóa, miền đồi núi được chia làm 3 bộ phận khác nhau bao gồm 11 huyện.
-Vùng đồng bằng của Thanh Hóa có diện tích lớn nhất ở miền Trung và đứng thứ ba của cả nước.
-Vùng ven biển: Bờ biển dài, tương đối bằng phẳng, có bãi tắm nổi tiếng Sầm Sơn, có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, mở rộng các dịch vụ, khu công nghiệp,…
– Về khí hậu:
Nhìn vào bản đồ tỉnh Thanh Hóa ta thấy, khí hậu nơi đây sẽ chịu sự tác động của các nhân tố như: vĩ độ địa lý, quy mô lãnh thổ, vị trí trong hệ thống hoàn lưu gió mùa, hướng sơn văn, độ cao, vv… nên Thanh Hoá sẽ có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa hè nóng, mưa nhiều có gió Tây khô nóng; còn mùa đông lạnh ít mưa vừa có sương giá, sương muối lại có gió mùa Đông Bắc. Đôi khi Thanh Hóa có hiện tượng giông, sương mù, sương muối làm ảnh hưởng không nhỏ tới cây trồng nông nghiệp.
Bản đồ hành chính Thanh Hóa
Theo kết quả điều tra năm 2009, Thanh Hóa có diện tích 11.133,4 km², với dân số 3.400.239 người, đứng thứ ba Việt Nam (chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội). Trong tổng dân số năm 2009, dân số thành thị là 354.880 người, chiếm 23,5% dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số vào loại trung bình: giảm từ 310 người/km² (năm 1999) xuống còn 305 người/km² (năm 2009).
Bản đồ hành chính Thanh Hóa thể hiện Thanh Hóa có 27 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 2 thành phố (Thanh Hóa, Sầm Sơn), 1 thị xã (Bỉm Sơn) và 24 đơn vị hành chính cấp huyện. Được chia nhỏ thành 573 xã, 34 phường và 28 thị trấn.
Bản đồ quy hoạch tỉnh Thanh Hóa
Để tạo tiền đề phát triển kinh tế – xã hội, phát triển giao thông bền vững, hiện đại thì mạng lưới giao thông vận tải cần được ưu tiên và cần phải đầu tư trước. Như coi trọng công tác đầu tư, bảo trì và an toàn giao thông; phát triển cân đối, đồng bộ mạng lưới giao thông đối nội và đối ngoại, liên hoàn giữa các vùng miền.
a) Đường bộ cao tốc: Theo quy hoạch chung toàn quốc, tuyến đi về phía Tây quốc lộ 1A và Tp. Thanh Hóa; chiều dài 100km, quy mô 4-6 làn xe; có 5 vị trí kết nối với mạng lưới giao thông địa phương tại đường Bỉm Sơn – Phố Cát; QL217, QL47, QL45 (Yên Thái) và Khu kinh tế Nghi Sơn.
b) Hệ thống quốc lộ:
Quy hoạch phát triển đến năm 2020:
– Quốc lộ 1A: Từ Dốc Xây – Khe nước lạnh, chiều dài 98km. Hoàn thiện toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 4 làn xe; mở rộng một số đoạn có lưu lượng lớn đạt tiêu chuẩn đường cấp II; thay thế toàn bộ cầu yếu.
– Quốc lộ 10: Từ Nga Sơn – Tào Xuyên, chiều dài 45km, hoàn thiện nâng cấp toàn tuyến tối thiểu đạt cấp III, 2 làn xe.
– Quốc lộ 15: Từ Hoà Bình nối vào đường Hồ Chí Minh (thị trấn Ngọc Lặc), chiều dài 86km, hoàn thiện xây dựng, nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.
– Quốc lộ 45: Từ Thành Vân ( Thạch Thành ) – Yên Cát ( Như Xuân ), chiều dài 124,5km, hoàn thiện nâng cấp xây dựng tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, 2 làn xe
– Quốc lộ 47: Từ Sầm Sơn – Lam Sơn, chiều dài 61km, hoàn thiện xây dựng nâng cấp toàn tuyến tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, 2 làn xe.
– Quốc lộ 217: Từ Lèn ( Km303 Quốc lộ 1A ) – cửa khẩu Quốc tế Na Mèo huyện Quan Sơn, chiều dài 191km, hoàn thiện nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III đến IV, 2 làn xe.
– Đường Hồ Chí Minh: từ Thạch Lâm – Lâm La, chiều dài 130km, cơ bản đã hoàn thành giai đoạn 1 với quy mô 2 làn xe. Đến năm 2020, hoàn chỉnh tuyến, từng bước xây dựng các đoạn theo tiêu chuẩn đường cao tốc phù hợp với quy hoạch được duyệt.
– Đường Nghi Sơn – Bãi Trành: nối Nghi Sơn với đường Hồ Chí Minh, chiều dài 54,5Km, hoàn thiện xây dựng nâng cấp toàn tuyến tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, 2 làn xe
Định hướng đến 2030:
– Thỏa mãn được nhu cầu vận tải và dịch vụ vận tải của xã hội với chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhanh chóng, thuận tiện, an toàn; kết nối được với các phương thức vận tải khác, nhất là các điểm chuyển tải hành khách đường dài với vận tải hành khách đô thị.
– Hoàn thiện và hiện đại hóa mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
c) Các tuyến đề nghị đưa lên quốc lộ:
– Kéo dài 4 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài 157,3 km
+ Quốc lộ 10: từ cầu Thắm – đến Ghép, dài 27km, xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cấp III, tối thiểu 2 làn xe;
+ Quốc lộ 45: từ Yên Cát – Bù Cẩm, dài 56km, xây dựng đạt tiêu chuẩn đường tối thiểu cấp IV, 2 làn xe;
+ Quốc lộ 47: Từ thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân – cửa khẩu Khẹo, dài 60,3km; xây dựng đạt tiêu chuẩn đường tối thiểu cấp IV, 2 làn xe;
– Quốc lộ 217: từ Lèn ( Km303 Quốc lộ 1 ) – ngã năm Hạnh, dài 14km. Xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe
– Đưa 3 tuyến lên quốc lộ với tổng chiều dài 346,2km
+ Tuyến chính Tây Thanh Hóa: từ Tà Bục – Bản Phảng, dài 183,5km; xây dựng nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường từ cấp VI đến cấp IV.
+ Đường Hồi Xuân – Tén Tằn ( ĐT.520 ), dài 112,65km; xây dựng nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp IV.
+ Đường Bỉm Sơn – Phố Cát – Thạch Quảng ( ĐT.522 ), dài 50km; xây dựng nâng cấp tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe; đoạn qua đô thị theo quy mô phù hợp với quy hoạch được duyệt.
d) Đường bộ ven biển: Từ Nga Sơn – Khu kinh tế Nghi Sơn, dài 107,5km, xây dựng tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe; các đoạn qua khu đô thị, khu kinh tế, khu du lịch… có quy mô phù hợp với quy hoạch được duyệt.
Bản đồ tỉnh Thanh Hóa là vật dụng không thể thiếu nếu như chúng ta đến với “xứ Thanh”. Hãy đến với Thanh Hóa để học hỏi nền văn hóa – giáo dục, bởi nơi đây nổi tiếng hiếu học từ xưa, nơi đây là quê hương của nhiều nho sĩ. Trong thời kỳ phong kiến, tỉnh Thanh Hóa đã có 2 trạng nguyên, hàng trăm tiến sĩ, bảng nhãn, thám hoa. Nền giáo dục hiện tại của Thanh Hóa luôn được xem là cái nôi nuôi dưỡng nhân tài của Việt Nam.